Hướng dẫn tham khảo

Ba cây trà cổ thụ nhiều tuổi nhất thế giới

Đăng bởi Tuấn Quê Hương vào lúc 03/06/2019
[tintuc]

Không chỉ tốt cho không khí, cây lưỡi hổ còn có tác dụng phong thủy khi xua đuổi tà khí, gọi sự may mắn cho chủ nhân.

1. Lợi ích không ngờ của cây lưỡi hổ
Một trong những yếu tố hàng đầu khiến nhiều cây lưỡi hổ được ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia đó chính là tính năng lọc sạch không khí.
NASA đã công bố cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, chúng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng nguồn gốc trà của thế giới nằm ở khu vực bao gồm tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tây bắc Việt Nam, bắc Lào và bắc Myanmar. Cách mà họ sử dụng để chứng minh cho kết luận của mình đó là đo tuổi của những cây trà cổ thụ ở khu vực này. Và kết quả là nơi đây có rất nhiều cây trà trên 100 năm tuổi, nổi bật trong số này đó là 3 cây trà có tuổi đời thấp nhất là 800 năm tuổi và cao nhất là 1.800 năm tuổi.

Trà cổ thụ là gì?

Trà cổ thụ hay trà shan tuyết cổ thụ là cách gọi của người Việt Nam dành cho một chi của cây trà có tên là khoa học là Camellia taliensis. Ở Vân Nam thì người ta hay gọi những cây trà này là dã trà hay bổn sơn trà, nhưng để cho dễ hiểu thì bài viết này sẽ dùng cách gọi của người Việt đó là “trà cổ thụ”. Cây trà cổ thụ thường có chiều cao khoảng 2-10m và thường mọc ở vùng núi có độ cao khoảng 1.300 – 2.7000m so với mặt nước biển. Ngoài kích thước lớn hơn thì trà cổ thụ khác với trà vườn (Camellia sinensis) ở chỗ là quả của trà cổ thụ có 5 múi (dạng múi như múi cau) còn quả của trà vườn chỉ có 3 múi mà thôi. Lá của cây trà đã được hái làm thành trà từ khoảng 1.300 năm trước, và được thuần hoá vào khoảng vài trăm năm đổ lại. Trà cổ thụ có thể được chế biến thành nhiều loại trà khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất chính là trà Phổ Nhĩ – một dạng trà lên men và thường được đóng thành bánh. Cây trà cổ thụ thường sống khoảng vài trăm năm tuổi nhưng có một số cây có thể sống hơn 500 năm và lên đến gần 2 thế kỷ.

à đây là 3 cây trà nhiều tuổi nhất thế giới.

Ba Đạt

Ba Đạt là tên của cây trà cổ thụ nhiều tuổi nhất thế giới với độ tuổi được ước tính là đã hơn 1.800 năm tuổi. Cây trà này còn được gọi là “Mãnh Hải Trà Vương” vì nó mọc ở độ cao 1.900m ở huyện Mãnh Hải – là một huyện thuộc khu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) – cũng là vùng có nhiều cây trà cổ thụ, và Ba Đạt là nhiều tuổi nhất nên được ví là “vua trà”. Nổi tiếng trong vùng từ rất lâu nhưng phải đến năm 1961 thì Ba Đạt mới chính thức được nghiên cứu, và các nhà khoa học gia của Trung Quốc xác nhận là cây trà cao 34m và đã hơn 1.800 năm tuổi. Đây là một trong những nỗ lực của họ để phản bác lại kết luận của khoa học gia người Anh là nguồn gốc của nhóm cây trà lá to là nằm ở Ấn Độ. Sau khi Trung Quốc công bố Ba Đạt là cây trà nhiều tuổi nhất thế giới thì có rất nhiều chuyên gia và những người yêu trà từ khắp nơi trên thế giới đổ về để được chiêm ngưỡng cây trà cổ thụ này. Tuy nhiên, Ba Đạt đã bị đốn hạ vào cuối năm 2012. Theo nhiều chuyên gia kết luận thì cây trà đã đến cuối vòng đời của mình, thân và cành đã mụt rỗng, cộng với sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt nên cuối cùng đành phải bị đốn hạ.

trà cổ thụ, trà shan tuyết cổ thụ, trà phổ nhĩ,
Cây trà ba Đạt khi còn sống. Ảnh: yunnan.cn
trà cổ thụ, trà shan tuyết cổ thụ, trà phổ nhĩ,
Ba Đạt bị đốn hạ vào năm 2012. Ảnh: yunnan.cn

Cây trà cổ thụ Bang Uy

Bang Uy là một làng nhỏ vùng cao thuộc huyện Lan Thương, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Ở đây nổi tiếng với sự hiện diện của một cây trà cổ thụ trên 1.000 năm tuổi được đặt dưới sự bảo vệ của chính phủ. Thậm chí là vào năm 1997 thì hình ảnh của cây trà cổ thụ Bang Uy còn được xuất hiện trên bộ tem quốc gia ban hành bởi Bộ Truyền Thông và Thông Tin của Trung Quốc.

trà cổ thụ, trà shan tuyết cổ thụ, trà phổ nhĩ,
Ảnh: tieba.baidu.com

Lão trà vương núi Nan Noạ

Núi Nan Noạ là ngọn núi nằm gần thành phố Lí Xử, thủ đô của khu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp của tỉnh Vân Nam. Nơi đây cũng chính là nơi mà hợp tác xã trà đầu tiên của tỉnh Vân Nam ra đời vào năm 1938. Nhưng đây không phải là điều duy nhất khiến cho Nan Noạ được chú ý mà chính rừng trà cổ thụ nơi đây mà người dân gọi là “lão trà vương”. Vào năm 1952, một nhà thực vật học người Nga (Liên Xô cũ) đã nghiên cứu và phát hiện ra rừng trà ở Nan Noạ có rất nhiều cây trà khoảng 800 năm tuổi, một số cây còn hơn 1.000 năm tuổi. Cây trà cổ thụ sống đến 800 năm tuổi là khá hiếm mà Nan Noạ lại có nhiều cây như vậy nên tin này mới gây chấn động vào thời gian này. Tuy nhiên vào thập niên 80s thì những cây “lão trà vương” bắt đầu chết dần. Do không dự liệu được từ trước nên chính phủ và các nhà nghiên cứu cũng đành phải bất lực nhìn những cây trà cổ thụ dần chết đi. Rất may là vào năm 2012 thì những chuyên gia trà đến từ Học Viện Khoa Học Nông Nghiệp Vân Nam đã khám phá ra rằng còn một cây “lão trà vương” vẫn còn tồn tại ở một gia đình trong vùng, và khi họ tìm hiểu thì cây trà này được trồng trong khoảng triều đại nhà Tống và đã hơn 800 năm tuổi. Rút kinh nghiệm thì chính quyền địa phương đã ban hành luật để bảo vệ cây trà và chỉ người làm trà được chọn mới được hái và chế biến trà từ cây trà này.

trà cổ thụ, trà shan tuyết cổ thụ, trà phổ nhĩ,

Ảnh: puer.caiyn.net

ST Internet
[/tintuc]

Nhận xét